Giải trí

Nhận định, soi kèo Reims vs Nantes, 23h15 ngày 2/2: Gặp khó trước vua hòa

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-02-06 19:19:58 我要评论(0)

Nguyễn Quang Hải - 02/02/2025 08:50 Pháp bao24bao24、、

ậnđịnhsoikèoReimsvsNanteshngàyGặpkhótrướcvuahòbao24   Nguyễn Quang Hải - 02/02/2025 08:50  Pháp

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Ảnh: Trương Thanh Tùng

TP.HCM trong thời điểm bùng phát dịch cao điểm này đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm giãn cách xã hội đến tối đa. Một trong những biện pháp đó là hạn chế việc đi chợ hoặc đến siêu thị của người dân. Trong tình trạng khó khăn đó, nhiều người bạn của tôi ở các vùng miền khác nhau của đất nước đã gởi rất nhiều món quà khác nhau để động viên tinh thần tôi và gia đình.

Cá nhân tôi rất cảm kích vì hiểu rằng những món quà ấy không chỉ đơn thuần là quà tặng mà còn ẩn chứa biết bao tình cảm yêu thương và sự quan tâm từ bạn bè và những người thân quen. 

Gia đình tôi vốn dĩ may mắn nên được cư ngụ ở một khu dân cư với không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh và các cửa hàng tiện ích. Do đó, việc tìm kiếm thực phẩm và các nhu yếu phẩm đều không đến nỗi thiếu, nhưng thi thoảng vẫn không mua được thực phẩm tươi ngon, do các cửa hàng không nhập được nhiều mặt hàng.

Dù thế, chúng tôi vẫn không lấy làm phật lòng. Chúng ta chấp nhận những điều không như ý ấy như một lẽ tất yếu của hiện tại. Tôi vẫn cho rằng bản thân và gia đình còn may mắn hơn vô số người cơ nhỡ không có cơm ăn áo mặc, phải trông chờ vào những phần quà từ thiện của những người tốt bụng. Đâu đó trong khắp thành phố này, vẫn còn tồn tại nhiều người nghèo khổ, thiếu cái ăn cái mặc khiến mỗi chúng ta đều cảm thấy xót xa và thương cảm.

Trong thời điểm giãn cách xã hội, nhiều bạn bè của tôi đã nhận được thực phẩm từ đồng nghiệp và những người thân từ quê gởi vào. Tôi cũng tự thấy mình may mắn khi được nhận những món quà, các loại thực phẩm tiếp tế từ bạn bè ở khắp mọi vùng miền trên đất nước gởi vào.

Từ đầu những ngày giãn cách, người họ hàng xa đã gởi cho gia đình tôi một túi rau xanh vườn nhà bác ấy tự trồng, để bổ sung vào bữa ăn hằng ngày. Một người bạn đồng nghiệp đã gửi cho tôi lọ mật ong để dành pha nước uống. Rồi một anh bạn trong nhóm du lịch bụi ở tận Hà Nội, không biết bằng cách nào đã chuyển cho tôi rất nhiều món bánh kẹo đặc sản ở thủ đô, trong đó đặc biệt phải kể đến là món kẹo lạc yêu thích của tôi.

Nhìn thùng hàng được đóng gói chuyển từ Hà Nội đến TP.HCM, mắt tôi rưng rưng vì xúc động. Nó khiến tôi nhớ đến những chiều thu ngồi nhâm nhi cốc trà nóng, cắn nhẹ một miếng kẹo lạc, cảm nhận đầy đủ hương vị của Hà Nội. Món quà như một kỉ niệm đẹp, trong nhất thời tràn ngập tâm trí tôi, khiến bản thân miên man nhớ về những ngày đã qua. Nó cũng tựa hồ một lời ước hẹn với những người bạn hay cùng tôi rong ruổi trên mọi nẻo đường, nhất định một ngày nào đó trong tương lai gần, chúng ta sẽ hội ngộ cùng nhau.

Từ Quy Nhơn, cậu bạn thân gửi vào cho tôi đủ mọi đặc sản quê hương của bạn như các loại cá khô, mực khô, nem… thậm chí còn có cả bánh ít lá gai. Tôi lấy làm áy náy trước món quà của bạn, vì nhiều lần ra Quy Nhơn vẫn không sắp xếp đủ thời gian đến thăm nhà bạn. Thế mà bạn vẫn nhớ và thương quý mình vô cùng.

Bà ngoại từ Đồng Tháp, lặn lội ra vườn hái chanh, ớt, sả, thu hoạch hạt sen, chuối cau… gửi lên cho mẹ và cả gia đình tôi. Khi nhận món quà cùng dòng chữ viết tay của bà ngoại, cả gia đình tôi đều cảm động. Thật thương ngoại vì tuổi tác đã cao nhưng tấm lòng dành cho con cháu vẫn không hề vơi đi chút nào.

Trong những thời điểm khó khăn như thế này, những món quà đặc sản từ khắp nơi, từ vô vàn những người thân yêu càng khắc ghi trong tâm trí tôi những kí ức khó quên. Tôi thấu hiểu hơn bất kỳ lúc nào giá trị của tình người và những điều tốt đẹp mà mọi người dành cho nhau giữa cơn đại dịch.

Không chỉ có những món quà về vật chất, sự sẻ chia về tinh thần cũng đến với tôi trong những ngày này. Từ thành phố Hải Phòng, một người anh đồng nghiệp thân quý gởi tặng tôi một quyển sách do đích thân anh soạn thảo. Cuốn sách nghiên cứu về một số nhà văn hiện đại ở Nga, chứng tỏ khả năng nghiên cứu phi thường của anh, càng tăng thêm động lực làm việc trong tôi.

Hơn bất kỳ lúc nào, những món quà có giá trị tinh thần như thế khiến tâm trạng tôi trở nên tích cực, cổ vũ tinh thần học tập và nghiên cứu của tôi. Tôi nghĩ đó là cách tốt nhất để vực dậy tinh thần, giúp bản thân sống tốt và làm được nhiều việc có ý nghĩa hơn trong mùa dịch bệnh. 

Những món quà cả về vật chất lẫn tinh thần có một giá trị rất lớn với chính tôi và người thân trong gia đình. Nó khiến chúng tôi thêm yêu thương và tin tưởng vào cuộc sống, biết cách trân quý những mối quan hệ tốt đẹp chung quanh mình. Để rồi vào một thời điểm nào đó trong đời, khi dịch bệnh đã lùi xa, bản thân tôi lại có dịp được gặp lại những người thân quen, cùng ngồi xuống tâm tình và chia sẻ cho nhau biết bao những điều đã qua.

Cảm ơn những người thân yêu đã trao gởi cho tôi biết bao động lực và niềm tin vào tương lai phía trước, chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau sau đại dịch thôi!

Độc giảBình An

Sài Gòn, những ngày vừa đi vừa khóc

Sài Gòn, những ngày vừa đi vừa khóc

Khóc thật, chứ không phải tựa đề phim nào đâu ạ, chỉ là cố nén để vừa đủ rơm rớm nước mắt, như bao người dân Sài Gòn khác đang cố gắng từng ngày.

" alt="Quà cho người ở TP.HCM" width="90" height="59"/>

Quà cho người ở TP.HCM

Trong bảy ngày, nhóm người Việt chúng tôi ở Thung lũng Silicon, Mỹ đã quyên góp được 114 nghìn USD và 84 triệu đồng để gửi về Sài Gòn.

Trang, "tay hòm chìa khóa" của nhóm bảo, ngày nào mở mắt dậy kiểm tra tài khoản, khóe mắt cũng cay cay. Bà mẹ của ba đứa con nhỏ vẫn luôn trực chiến theo dõi tiến độ, trả lời e-mail, gửi hóa đơn đóng góp cho các nhà hảo tâm. Vì phần lớn tiền đóng góp được đối ứng (matching) bởi các công ty, mất một thời gian mới được giải ngân, Trang lấy tiền nhà ra ứng trước "để gửi về Việt Nam cho kịp".

Anh Bình, chủ xị dự án, sửa tới sửa lui lời kêu gọi quyên góp sao cho thật chân thành và tường minh mới chịu. Khi đăng lên mạng xã hội, có người nhắn ngay "ai viết mà dễ thương quá vậy?". Người đàn ông trung niên này đã rời Sài Gòn du học mấy chục năm trước, nhưng nhìn cách anh ấy tìm kiếm, kêu gọi, rồi cảm ơn từng người đóng góp mới thấy dù ở đâu, làm gì, anh vẫn là người Việt.

Nhóm VietBay chúng tôi, những người Việt ở khu vực Bay area San Francisco, đã lên kế hoạch cho chiến dịch quyên góp này từ giữa tháng sáu. Bọn tôi cũng có chút kinh nghiệm.

Năm ngoái, dù phải sống trong nhà mấy tháng trời vì "bão Covid" ở Mỹ, chúng tôi vẫn tổ chức quyên góp ủng hộ những người bán hàng rong, thầy cô giáo và nạn nhân bão lụt miền Trung. Các chị em còn tổ chức nấu ăn từ thiện, bán được bao nhiêu tiền gửi hết cho Việt Nam, còn bỏ thêm tiền túi.

Lần này, chúng tôi đặt mục tiêu quyên góp 24 nghìn USD, tương đương với 3.000 phần quà, mỗi phần dự kiến gồm 5 cân gạo, một chai dầu ăn, một chai nước mắm và một lốc cá hộp. Một người bạn bảo, anh thấy thật giản dị khi chỉ cần bớt uống hai ly Starbucks (khoảng 12 USD) là có thể giúp một người sống vài ngày.

Khi chuẩn bị phát động chiến dịch, anh Bình nói hồi hộp quá, không biết có đạt được mục tiêu không, vì kêu gọi bà con góp hoài cũng kỳ. Không ngờ, đến khi tôi viết những dòng này, số tiền quyên được đã gần năm lần mục tiêu đề ra.

Bất ngờ hơn, ngoài Việt Nam và Mỹ, chúng tôi đã nhận được tiền đóng góp từ Anh, Australia, Ba Lan, Pháp, Singapore và Thụy Sĩ. Tổng cộng hơn 500 người đóng góp, trong đó có những người bạn, đồng nghiệp không "dây mơ rễ má gì" với Việt Nam.

Là người con Sài Gòn, tôi có cảm giác như chính gia đình mình gặp đại họa để rồi bao nhiêu người dưng nước lã nhào vào, mỗi người phụ một tay. Ơn nghĩa này không biết bao giờ mới trả hết.

Thành công bước đầu của chúng tôi một phần nhờ chính sách thuế của Mỹ. Luật Mỹ quy định, tiền đóng góp cho các hoạt động cứu trợ, từ thiện hay phi lợi nhuận đều được miễn trừ thuế. Nhờ đó, nhiều công ty ở đây có chính sách đối ứng: nhân viên cho tổ chức từ thiện một đồng, công ty sẽ cho thêm một đồng, có nơi còn hào phóng cho những hai đồng. Nhân viên không cần giấy tờ thủ tục gì, chỉ cần gửi yêu cầu là công ty chuyển tiền. Hơn một phần ba số tiền mà chúng tôi đã quyên được đến từ đối ứng của các tập đoàn ở Thung lũng Silicon. Google tuần trước cũng đã đối ứng cho tôi 5.000 USD.

Nhờ chính sách này mà một USD chúng tôi cho đi, bên nhận sẽ được bốn USD hoặc hơn nữa. Trước đây, tôi cứ nghĩ đó là mánh trốn thuế của "bọn nhà giàu", nhưng kỳ thực đây là chính sách giao lại quyền quyết định đầu tư công cho người dân và các tổ chức xã hội. Thay vì phải trả hết thuế thu nhập cá nhân vào ngân khố của chính phủ Mỹ, mỗi năm tôi có một số tiền không bị đánh thuế để quyết định giúp ai, ủng hộ hoạt động nào.

Quyên tiền đã khó, sử dụng tiền càng khó hơn và cũng là vấn đề rất nhạy cảm. Chúng tôi không có người ở Việt Nam, cũng không có nhiều kinh nghiệm trực tiếp đứng ra cứu trợ hay triển khai các hoạt động từ thiện. Kỹ sư máy tính như tôi, vì phải thường xuyên tự học, nên có tâm lý cái gì mình cũng tự làm được. Thực tế phũ phàng trong hoạt động từ thiện, tôi thấy mình chẳng làm được gì ra hồn, nên giờ tôi muốn tập trung vào sở trường của mình, còn lại góp tiền để người khác làm.

Vì thế, thay vì tự làm hết, chúng tôi thống nhất sẽ chỉ quyên tiền, còn lại giao cho các tổ chức cứu trợ, từ thiện chuyên nghiệp lo. Chúng tôi chọn hệ thống quán cơm Nụ cười vì sự minh bạch và cái tâm của họ với người nghèo nhiều năm nay. Chỉ trong vài ngày nhận tiền từ Mỹ chuyển về, các anh chị ở Việt Nam đã kịp mua và phát quà, đem "nụ cười" đến cho bà con ở Hóc Môn và Bình Tân.

Chuyện chưa kết thúc. Số tiền đã quyên không thấm vào đâu so với lo âu, thiếu thốn chồng chất trên vai người nghèo Sài Gòn và cả nước. Tôi e những ngày sắp tới sẽ còn khó khăn hơn nữa khi virus đang lan rộng. Anh chị em chúng tôi vẫn đang cố gắng làm tốt phần của mình, quyên thêm được một đồng là giúp thêm được một người trong hoạn nạn.

Tôi nghiệm ra rằng làm từ thiện không chỉ là cứu trợ mà còn là xác định các vấn đề xã hội mình muốn giải quyết, tìm ra ai đang xử lý các vấn đề đó chuyên nghiệp và mình có thể giúp gì cho họ. Mỗi người làm tốt phần của mình, xã hội tự khắc sẽ đi lên.

Trang nói sau đợt này phải viết lời cảm ơn "thật đàng hoàng" gửi những người đã đóng góp, trong đó có nhiều người chưa từng đến Việt Nam. Tôi chưa hình dung sẽ nói gì cho đủ, bởi món nợ ân tình quá lớn. Cảm ơn cuộc đời cho tôi cơ hội được biết những tấm lòng bốn phương, những người bạn rộng rãi và nhân hậu.

Và từ bên kia địa cầu, chúng tôi phải cảm ơn những người Sài Gòn đang hy sinh tự do cá nhân và sinh kế vì cái chung. Những người dân lam lũ nhận món quà nhỏ bé của chúng tôi kỳ thực chính là người đã đóng góp lớn nhất.

Chính họ nhắc nhở chúng tôi, những đứa con xa nhà, về một Sài Gòn luôn "bao" thương.

Dương Ngọc Thái

  Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Sài Gòn ‘bao’ thương" width="90" height="59"/>

Sài Gòn ‘bao’ thương